Hy vọng những đ…

Quote

Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn

Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.

Cạn kiệt niềm tin

Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin.

Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt cua người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau vì phối hợp làm việc chung.

Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.

Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.

Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt đối diện.

Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thị nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè.

Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức súc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửa đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp.

Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im “makeno”.

Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn.Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng nhà thờ họ, đã trở thành một trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.

Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy.Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.

Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều.Vì sao vậy? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.

Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy?

Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng…nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là các nơi cổng trường đại học.

Không ai nói chuyện khoa học, văn chương. Không ai quan tâm đến bảo tàng triển lãm. Không ai bàn tán về các thành tựu, khoa học, nhân văn mới. Không ai đả động đến ước mơ hay khát vọng.

Những buổi nói chuyện dành cho đại chúng về các chủ đề rất mới, do các học giả nổi tiếng thuyết trình, cũng không có nổi đến vài chục người tham dự. Mà nếu có thì vẫn những khuôn mặt ấy. Rất cũ!

Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.

Trên mặt bằng truyền thông thì còn những tệ hại hơn nhiều. Nếu rút tất cả những tin liên quan đến chuyện hở hang, chém giết, sốc, sex, giật gân thì bỗng thấy nhiều tờ báo sụp cái rầm vì trống trơn bài vở.

Một năm trôi qua, câu chuyện lại có phần thêm u ám. Một xã hội thiếu hụt niềm tin mỗi ngày thêm hiển hiện rõ nét qua từng việc cụ thể chứ không chỉ là cảm giác như ngày nào.

Mỗi khi cầm một xấp giấy tờ với chồng chất dấu mộc đỏ choét tôi không khỏi ngần ngại. Chưa ở đâu tôi thấy những văn bản giấy tờ cần nhiều dấu đỏ như vậy, qua nhiều cửa ải xét duyệt như vậy. Nhưng cũng chưa ở đâu sự giả mạo trở nên phổ biến, được giao bán công khai như ở đây.

Cái nguy hiểm của sự mất niềm tin này là sự bào mòn sinh khí. Nếu như sự sợ hãi làm cho con người ta co cụm, đến một lúc nào đó có thể tạo ra một sự phản ứng đủ mạnh để vượt qua, thì mất niềm tin không gây ra một cảm xúc mạnh như vậy. Nó chỉ là đơn giản là làm mất hết sinh khí, vì người dân không còn tin vào công lý, không tin vào chính quyền, không tin ai, và không tin ngay cả chính bản thân mình.

“Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng…nhiều như trên vỉa hè Hà Nội”. Ảnh HD Vietnam
Kiệt quệ vốn xã hội

Còn nhớ mỗi khi bàn về vốn xã hội, tuy có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất ở một điểm: Niềm tin nằm ở trái tim của vốn xã hội. Đó là niềm tin giữa người với người, người với thể chế, người với chính bản thân mình.

Vậy là niềm tin, một khái niệm xa lạ với môn kinh tế học phát triển, đã có được chỗ đứng đàng hoàng trong lòng nhiều nhà kinh tế học.

Niềm tin đã trở thành một thứ vốn của xã hội. Mà đã là vốn thì có thể dùng để sinh lợi. Trong trường hợp này, niềm tin đã trở thành một thứ tài sản giúp cho xã hội hoạt động trơn tru hiệu quả hơn, chi phí giao dịch vì thế mà ít đi.

Khi có niềm tin thì việc gì cũng suôn sẻ dễ dàng. Điều này đúng quy mô cá nhân, đúng cả quy mô quốc gia.

Các chính trị gia lão luyện Đông Tây kim cổ đều đặt vấn đề xây dựng lòng tin với với dân mình lên hàng đầu. Ngay ở Việt Nam cũng có những ví dụ này từ xa xưa trong lịch sử. Tương truyền, để dân tin vào cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, trong lúc binh yếu lực mỏng, Nguyễn Trãi đã cho dùng mật mỡ viết lên tám chữ: Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vi thần lên lá đa. Kiến thấy vậy bu vào đục thành chữ. Người dân đọc được thì tin rằng đây đúng là mệnh trời. Bài học vỡ lòng dành cho các chính trị gia xem ra vẫn còn điều xa lạ.

Tất nhiên, bên cạnh niềm tin, thì vốn xã hội còn thêm các yếu tố khác nữa. Có thể kể hai trong các số đó: thói quen tập tục, truyền thông văn hóa ứng xử; và sự phong phú lành mạnh của các hội đoàn, tức của mạng lưới xã hội dân sự.

Tiếc rằng, cả hai yếu tố này cũng rất yếu. Đút lót hối lộ dường như đã trở thành văn hóa, gọi là văn hóa phong bì. Sự giả dối đã tràn vào cả trường học, nên bị gọi là “nỗi buồn lớn ngành giáo dục”

Cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài suốt mấy năm nay lại càng làm cho vốn xã hội thêm kiệt quệ. Lẽ ra nếu có một vốn xã hội thắt lưng đủ đầy, người dân sẽ dễ vượt qua những thời khắc khó khăn hơn. Vì tin nhau, tin vào quan chức và chính sách chung. Đằng này quan chức nói gì, dân chúng lại bảo nhau làm ngược lại.

Kinh tế rối loạn, lòng người hoang mang. Khó khăn càng thêm chồng chất không biết đến bao giờ mới gỡ được.

“Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả”. Người xưa đã tổng kết như vậy, nên thấy thực trạng này, không ai tránh khỏi sự buồn rầu.

Nhiều lúc nhìn xã hội như mớ bòng bong, không biết lần ra đằng nào. Mà lần ra được rồi thì cũng không gỡ ra được vì nó xoắn xuýt chặt chẽ vì lợi ích, vì bè phái, vì u mê.

Nguyên nhân vì đâu? Tất nhiên là vì cơ chế. Ai chả nói thế. Dễ nhất và trúng nhất. Nhưng cơ chế do ai làm ra? Tất nhiên là do con người, trong đó có tôi và bạn.

Nhưng cụ thể hơn, đó là cái gì của tôi và bạn? Sức khỏe, văn hóa, tri thức, học vấn, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, ước mơ khát vọng, lòng quả cảm, sự dấn thân …hay còn gì khác nữa?

Câu trả lời là tất cả.

Đến đây lại thêm giật mình. Thì ra mọi thứ chưa tốt như mong đợi cũng có phần ta đóng góp. Vậy nên, thay vì trông chờ vào một sự thay đổi lớn hãy chủ động tạo ra những sự thay đổi nhỏ trước đã.

Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn.

Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.

Theo TS Giáp Văn Dương(theo Thời báo Kinh tế Sài gòn)
Link: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/157011/hy-vong-nhung-dom-lua-nho–can-man.html

“HY VỌNG NHỮNG ĐỐM LỬA NHỎ, CẦN MẪN”

Theo TS Giáp Văn Dương(theo Thời báo Kinh tế Sài gòn)
Link: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/157011/hy-vong-nhung-dom-lua-nho–can-man.html

Advertisement

Review Phim Reply 1994 (Korea)

Standard

Bộ phim này xứng đáng để mình viết review thật dài, thật chi tiết. Dù trí nhớ không tốt lắm, lại tệ trong việc diễn đạt suy nghĩ, nhưng đâu dễ dàng tìm được bộ phim lay động mình đến thế để mà viết về nó cơ chứ, cho nên phải cố gắng viết thôi, nhé.

(Vừa nghe điện thoại xong, ngày mai mình có cuộc phỏng vấn quan trọng lắm, với Intel Groups ấy. Thôi chắc mình đi tìm hiểu một tí, rảnh được tí nào sẽ vào đây cập nhật về phim nhé).

Image

Na Jung, Go Ara đóng, là một cô gái trẻ trung, ngoan ngoãn, và hay quan tâm đến người khác. Sự đáng yêu của cô được miêu tả tự nhiên với những cơn nóng giận ‘ồn ào’ với người anh trai Rác (tên là Kim Jae Joon), những lần cô giúp đỡ và chăm sóc cha mẹ, những lần cô quan tâm và chia sẻ với những người bạn, và tình yêu không bao giờ thay đổi với Jae Joon. Mình thích nhất đôi mắt nâu sáng long lanh, đẹp hút hồn và ngây thơ trong sáng, cánh mũi nhỏ nhắn tự nhiên và đôi môi be bé mềm mềm rât1 đáng yêu. Rác không thể kìm lòng mỗi khi Jung nhìn anh ngây thơ và thương mến. Cô gái nhỏ mê anh như điếu đổ. Mê và yêu từ đầu đến cuối phim, dù có chút xao lòng trước tình cảm chân thành của Chil Bong, cô vẫn luôn hướng về anh, người anh trai, người yêu, người thân thương nhất.

Tình cảm đó làm cho tụi mình cảm động. Cô gái nhỏ rất kiên cường và chung thủy.

Image

Giàn diễn viên lúc đầu làm cho tụi mình tá hỏa, vì không ngoại hình nổi bật, nước phim cũ càng làm họ trông ít hấp dẫn hơn, nhất là khi ai cũng quá quen với chất phim trong, hiện đại và quá nhiều makeup phẩu thuật thẩm mĩ của dàn phim Hàn Quốc phổ biến hiện nay.

Sam Chun Po có mái tóc hai mái, đôi mắt xấu, miệng không hợp với khuôn mặt vuông vuông, giọng nói có chút kì quặc và trông quá già so với độ tuổi 18 mà anh đóng. Nhưng đây là chàng trai vô cùng ấn tượng, với mình. Bản chất anh lương thiện, quan tâm và yêu thương mọi người theo một cách rất riêng… Nhất là khi đụng đến cô gái Joon Yin kì quặc, bé choắc và thần tượng Seo Tai Ji điên cuồng. Mình nhớ nhất cảnh Sam Chun Po ôm chiếc xe đạp leo núi chạy ra, rồi lại chạy vào không biết bao nhiêu lần, phân vân có nên nghe một cuộc điện thoại (hóa ra là cuôc điện thoại vô cùng quan trọng đã làm thay đổi cuộc đời anh), phân vân có nên đến đón mẹ của Yoon Jin hay không… Cuối cùng anh đã ở đó, cùng với mẹ của Joon Yin, bác ấy bị câm, và đã chờ đứa con gái ở bến xe suốt cả ngày, không dám ăn uống hay đi vệ sinh. Sam Chun Po đã ở đó, cùng với bác, chia sẻ với bác cốc cà phê anh để dành (cái mà với bản tính ích kỉ con cưng như anh đã không chia sẻ với ai), và nói những điều chân thành và an tâm với bác ấy. Có chút ngây thơ, có chút chân thành và thánh thiện, Sam Chun Po buồn cười và đáng yêu đến lạ…

Image

Phải nói gì về Rác nhỉ? Sự ấm áp, yêu thương của anh làm cho tất cả mọi người ấm lòng. Anh đúng là người anh cả của gia đình, quan tâm chăm sóc tất cả mọi người, nhất là cô “em gái” bé bỏng Na Jung.

Nụ cười ngây ngô, vóc dáng cục mịch, thói quen sinh hoạt vô ý tứ và dơ kinh khủng không làm anh kém sức hút. Sự thật rằng, bộ phim đang kể một câu chuyện thật, với những con người cũng bình thường như bất cứ ai, với những tật xấu, những rắc rối, những kỉ niệm của một thời tuổi trẻ họ không bao giờ quên… Rác là một người đàn ông đúng nghĩa, thương gia đình, yêu vợ và trách nhiệm, đam mê với nghề.

30 tuổi và tỏa sáng với chỉ một bộ phim, chúc Jung Woo (diễn viên đóng nhân vật Rác), sẽ luôn thành công trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Sự bền bỉ, nét duyên thầm tự nhiên của anh sẽ luôn được khán giả yêu thích và trân trọng!

Image

Hai nhân vật ở trên, Yoon Jin và Binggrae bé nhất đoàn làm phim 🙂 Cũng đáng yêu nhất luôn ấy!

Yoon Jin có vẻ kì quái. Dáng người nhỏ xíu như tiểu học, tóc hai mái xõa dài và ít nói, lầm lì. Ít ai biết về cuộc sống thường nhật và tâm tư tình cảm của cô. Sự tự ti và độc lập làm cô xa cách với tất cả mọi người trong nhà… Tưởng chừng nhân vật này không có gì thú vị, cho đến khi ai cũng nhận ra sự mỏng manh, nữ tính và chân thật của cô gái quê…

Cảnh cô ngồi khía sò, khía ốc ở quê Sam Chun Po, cảnh cô cười hiền lành với mẹ anh, cảnh cô xuất hiện ở chiếc thuyền ba anh và anh đang chờ sẵn, là người duy nhất xuất hiện, đứa giữ lời hứa duy nhất trong một đám sinh viên lóc chóc,… làm mình cảm động bởi sự chân thành, kiệm lời nhưng tình cảm của cô. Cô gái này hung dữ, la mắng bồ như con, nhưng lý trí, trân trọng và thẳng thắn. Mỗi khi uống rượu, Yoon Jin hoạt bát hơi hẳn, cô tiết lộ bí mật của tất cả thành viên trong gia đình, một cách thẳng như … ruột ngựa =]] Rất buồn cười, nhưng rất nể cô ấy. Be bé nhưng không dễ bắt nạt đâu nhé…

Còn Binggrae, mình đã khóc khi đến cảnh cậu ôm mẹ, và hứa con sẽ quay lại trường. Chàng trai nhỏ bé, ít nói, hay cười là điểm sáng hiền lành cho cả bộ phim. Dẫu hơi quá trẻ để đóng vai lúc 40 tuổi, Binggrae vẫn là một diễn viên thực tài, đôi mắt cười, khuôn miệng đẹp và đáng yêu. Tình cảm trong sáng của cậu dành cho Rác thật đẹp, vì đó là sự sẻ chia, cảm thông của hai con người, hiểu nhau và quan tâm đến nhau. Mừng cho cậu vì đã tìm được tình yêu của đời mình 😀

Image

Image\

Những chàng trai của Reply 1994! Từng nhân vật được khắc họa quá tuyệt, đến mức cảm xúc tràn trềkhi nhìn những nụ cười vui tươi và tỏa nắng ở trên 😀 Ở đâu ra một dàn cast đỉnh đến thế cơ chứ ^^

Image

Image

Bộ phim kết thúc, mình ngỡ ngàng.

Nhưng là điểm kết ngọt ngào cho một cuộc sống đời thường, bình dị, là tình yêu nước dữ dội của những người Hàn Quốc, niêm tự hào dân tộc bùng nổ trong từng thước phim.

Cảm ơn đoàn làm phim, biên kịch, dàn diễn viên đã vô cùng xuất sắc hoàn thành một bộ phim tuyệt vời đến thế!

Standard

Người ta bảo, hãy viết blog mỗi ngày.

Có 1 quyển nhật kí, 1 quyển sổ những điều hay lẽ phải, 1 trang blog để bám bụi, và 1 tài khoản facebook. À còn quên mất Apps Note ở điện thoại, dành cho những lúc bải hoải không có sổ tay ở bên vẫn có thể được lưu lại những khoảnh khắc.

Vốn sống không dày, tư tưởng lại hời hợt, không ước mơ cao đẹp, cũng không ham muốn cao sang, mọi chuyện cứ đơn giản, đời rất đơn giản.

Giây phút ngừng sống vì người khác là khoảnh khắc được sinh ra trở thành M Ì N H.

Thỉnh thoảng gió lay, mây trôi, trời hừng đỏ góc trời, đứng ở lan can, nghe tóc thì thầm ve vuốt quanh má, thấy đời phiêu du lãng đãng vô chừng, tâm thần cứ lơ lửng mãi như trái bóng khí heli bay tắp theo ngọn gió.

Nhấp ngụm nước lọc trong lành, nghe tiếng chúng chạm vào cổ họng, trôi xuống, vào bụng, thấy ư nự no nê, và ứ nước, tự nhiên thấy đủ đầy. Liệu uống nước có sống được không?

Ăn gì ở Phú Quốc?

Standard

Danh sách các món ăn tự khám phá, chẳng có bạn báo mạng nào mình kiếm được có danh sách đa dạng để mình mò cả, toàn đi trên đường, để ý tí chút, ghé vào và… sướng thôi ^_^

1. Cơm bình dân Tuyền Duy
Bạn Lâm Anh ở The Lam Anh Homestay chỉ cho chúng mình, vừa ngon, sạch, vừa rẻ. Mỗi suất cơm từ 35-45k, ăn no nê đã thèm.

IMG_0690
Bọn mình gọi món mực ăn thịt chắc, nước nấu ngon. Món tép thì hơi mặn tí nhưng trời mưa lạnh lạnh, ăn với cơm nóng rất ngon. Thêm tô canh chua cá rất rất ngon. Ngày đầu tiên đặt chân thích dã man ❤

Quán ở cuối đường Hùng Vương, rất đông khách.

2. Bánh canh chả thịt
Nước dùng ngọt, hơi ít nhưng giá 15k/tô thì miễn bàn

IMG_0752
Quán chỉ bán buổi tối, cạnh xe sinh tố và hàng ốc luộc, bắp nướng.

3. Bánh khéo Phú Quốc
Bánh khéo có tên rất Việt Nam khi dịch sang tiếng Anh, Skilful Cake hahaha. Rất dễ thương.
Bánh hoàn toàn homemade, cái nào cũng bé bé rất yêu, ăn vào thì giòn vỏ và mềm nhân, từ nhân dừa nạo (như ruột bánh ít) đến nhân mứt dứa ngọt thanh đến nhân bánh pía miền tây. Cái nào cũng bé, để vào hộp nhựa hình trái tim vùa để ăn vừa để biếu quà.
Mình để ý thấy chỉ có khách du lịch mua, người dân người ta thường không. Chắc giá hơi chát, 100-150k/kg.
IMG_0753

4. Bún nước lèo Cà Mau
Quán ở đường 30/4 (?) nằm trên bãi đất trống lồi lõm, trông hơi sập sệ nhưng bọn mình vẫn quyết ghé, vì thấy thích cái tên, nghe dân dã hiền lành!
Bún mắm nên nước ngon, giàu đạm, có con tôm tươi rói, mấy miếng cá lóc cắt khéo lọc sạch xương và rau ngập mặt tô. Buồn cười hai đứa con gái lặn lội mấy trăm km ra biển để ăn cá.. đồng hihie

IMG_0754

5. Bánh cống Sóc Trăng
Trời mưa hai chị em rước nhau đi ăn với hai cái áo mưa bọc mủ mua tạm. Ngày thứ hai ở đảo, mưa như trút nước, lạnh căm. Lướt qua thấy bánh cống, lạ nhỉ, thế là ghé vào… Bánh cống để nhân bánh mềm, vỏ bánh giòn mà không khô cứng cần nhiều công đoạn và kĩ thuật chế bột mà chúng mình không… học lỏm được 😛

Bột bánh đây, cấu trúc rất lạ, không biết là bột gì và pha với tỷ lệ như lào. Nhưng cô-sui-của-chủ-quán-và-là-người-pha-trà-nóng-trời-lạnh-cho-hai-đứa-mình kể, chỉ có chủ quán biết, cô không rõ. Bột bánh là điểm khác biệt giữa quán ngon và quán xập xình xập xệ…
IMG_0806

Nhân bánh gồm khoai sọ, khoai lang, thịt băm và một con tốm :v trời mưa khách lèo tèo nên quán làm lèo tèo thôi. Cô-sui-của-chủ-quán-ở-trên nói rằng, nguyên liệu ngày nào chỉ làm trong ngày đó thôi con, bán không hết cũng bỏ, ngày nào cũng làm đồ tươi ngon.
IMG_0805

Đây là rổ rau rừng được trữ trong tủ lạnh ở góc quán. Tươi mơn mởn (cô bảo rau rừng người dân tự bứt vào buổi sáng, đem bán cho cô những 30k/kg, mà các con thấy có ngon hông, ngon là ở mớ rau rừng đó)
IMG_0803

Bánh cống đây, đặc sản Sóc Trăng mà tụi mình ăn ở Phú Quốc. NGon hơn hay ko thì không rõ lắm, nhưng thấy quý cô-sui-của-chủ-quán và sự ấm lòng được ăn ngon ăn no ăn vui vẻ lúc đói lòng và bão trời ầm ầm ngoài kia. (Phú Quốc đầu tháng 10 mùa mưa bão, giông to sấm chớp ì đùng).
IMG_0804

6. Hải sản Bãi Khem
Bãi Khem ở cưc Nam của Phú Quốc, là vựa hải sản kiêm nhà hàng bình dân địa phương. Người ta bảo dân bản địa ăn ở đây nhiều hơn cả dân du lịch, vì ngon và rẻ và tươi không chịu được.

Đi 23km thì tới, qua một đoạn đường hẻm lầy lội khoảng 2km và không có đèn đường, lái xe cần chắc tay và hạn chế thắng tay, sẽ bị xìa bánh xe và té ập mặt xuống bùn, dơ dáy ráng chịu :v

Quán Phương Đông là quán chúng mình ăn, của gia đình nhà chú Ba.
Gỏi cá Trích nổi tiếng Phú Quốc đây, 70k/dĩa, ăn ngập mặt. Dĩa cá đầy ụ trước mặt, vun lên, trên rắc rất rất nhiều đậu phộng và hành phi homemade. Gắp miếng cá phi lê, đặt lên miếng bánh tráng dầy và mớ rau tươi ngon, chấm nước chấm đậu phụng béo sụm, thấy đời thăng hoa bay caooo
IMG_0825

Rổ rau 15k nhé, hơi đắt tí (thứ duy nhất đắt ở đây là thứ-ko-phải-hải-sản), nhưng sướng mê
IMG_0830
Ăn ở Sài Gòn nhiều năm với mớ đồ ăn ngâm hóa chất, thấy rổ rau tươi rói ngon lành muốn rớm nước mắt…

Còi nè, 100k/5 xâu. Ăn ngon xực xực chẹp chẹp. Còi mắc nhất trong đám hải sản chúng mình ăn. Đơn giản vì đến muộn (lúc đấy 4h30) nên hết cá ngon để nướng (buồn!), chỉ còn còi đồ, mực đồ…
IMG_0826

Mực 200k/kg nè, hai con này có 2,3 lạng gì thôi. 4 con mực (2 em trong đó là mực trứng) mà có 60k *giãy đành đạch* Tươi ngon mà rẻ lắm

IMG_0828

Bếp than hồng Bãi Khem, đẹp mộng mị. Bụng no căng, mắt dim díp, tai nghe sóng biển, đời có phải sướng lắm không. Anh con chú Ba ngồi nướng hải sản cho ăn đồ… hạnh phúc chịu không nổi. Người dân người ta thương lắm, chơn chất giản dị cách gì!
IMG_0835

Động lực mua máy ảnh cơ!!!!

7. Bún kèn Phú Quốc
Sáng sớm ăn gì?
Bún kèn là đặc sản, nhưng phải để ý kĩ mới thấy các quán ở đường 30/4 hay Hùng Vương gì đấy.
Bún kèn nấu bằng chà bông cá nhồng cùng nước dừa. Nước dùng sâm sấp lưng tô, vị béo của dừa tươi nhưng vừa ăn , giống kiểu cô chủ nêm nếm nước mắm. Còn chà bông thì ngon lắm, tan trên đầu lưỡi, kết hợp với nước dùng nữa. Mình quất sạch trong 7 phút mà còn thòm thèm ❤
IMG_0839
20k/tô nhé!

8. Thịt nướng
Món này không là đặc sản vùng nào, chỉ là nhìn thèm nên tụi mình ghé ăn.
Người ta cắt thịt nướng ra, bỏ vào bánh mì để mình mua về, nhưng tụi mình thích ăn kiểu giang hồ tí, ăn bốc và chấm bánh mì riêng. Thịt nướng kĩ và con chim cút, chấm vừa muối tiêu vừa mắm tỏi, thêm ổ bánh mì bên cạnh thế là no. Bữa ăn 41k/đứa mà lết bụng đi suối Tranh thấy rất phê
IMG_0851

Mấy quán đồ nướng bán rất nhiều, phần lớn nằm trên con đường ăn uống Hùng Vương và 30/4. May mắn nhà trọ tụi mình ở cuối đường Hùng Vương, ngày nào cũng đi ngang đồ ăn, sướng lắm.

9. Dừa nước hay nước dừa
Bỏ lên đây vì nó nhạt nhách =)) Nhạt và rất “ứ nước”. Uống cả buổi ko hết, chắc phải 2 lít nước. Cơ mà uống xong khỏe khoắn và khoan khoái lắm, ko hiểu sao. Chỉ 10k thôi, mà no IMG_0921

Bọn mình đi Phú Quốc mùa giông bão, đi biển thì ít mà đi đất liền thì nhiều. Đi xa, đường đoạn xấu đoạn đẹp, trời mưa to nên nhanh đói và hay xuống sức, nên khi được ăn và ăn ngon thì càng có nhiều sức để đi. Phú Quốc không chỉ ngon lành đẹp đẽ mà còn rất bình yên và an toàn. Đi rồi mới thấy thương quê mình, Việt Nam mình, đâu đâu cũng đẹp, người mình giản dị chan hòa, thương!

IMG_0729Ảnh biển Gành Dầu một chiều biển động. Lạnh và ngây ngất với mây trời.

Viết nhảm, ngỡ ngàng.

Standard

Đã lâu rồi mới chìm đắm trong một quán cà phê đẹp, và yên ả. Chợt nhận ra 6 tháng qua, kể từ ngày rời BFF, mình đã thay đổi thói quen như thế nào. Môi trường thay đổi, định hướng thay đổi, hành vi thay đổi là điều tất yếu.

Yên ả lạ! Gọi một cốc Chocolate Machiato nóng, chăm chú nhìn lối trang trí kem cầu kì và tỉ mỉ, dùng chiếc muỗng trà quẹt nhẹ, đưa lên miệng và nhấm nháp… Chà, béo, đậm, cà phê đăng đắng, rồi tan ở đầu lưỡi như những đám kẹo bông gòn… Sướng tê người!

Cầm quyển “Một mình ở châu Âu” trên tay, rồi đọc hết một chương… Ờ thì chậc lưỡi, bà chị ấy thật đanh đá, nét kiên cường, độc lập của một người phụ nữ bản lĩnh hiện lên qua từng câu chữ. Chị ấy chán ông chồng suốt ngày bay nhảy, miêu tả hôn nhân như “xây một ngôi nhà dưới chân miệng núi lửa, không biết khi nào núi lửa phun…”. Một mình, cô độc, bắt buộc phải thích nghi, du lịch luôn đồng nghĩa với câu “không bao giờ như ở nhà”. Trời ơi tất yếu như trái đất xoay quanh mặt trời, thế mà mình tâm đắc lạ! Không đâu như ở nhà, các bạn ạ, nhưng ở mãi thì chúng ta chết mòn trong sự quen thuộc và êm ấm của nơi chúng ta hằng gọi âu yếm, nhà. Phải đi thôi, về hay không, là chuyện của bạn, nhưng đi thì phải luôn đi, “keep moving forward”, đúng không?

 

Hôm trước đi Thư quán Nhã Nam, ôm quyển “Nếu gặp người ấy, cho tôi gửi lời chào” trong tay như vật quý. Văn chương gì mà mềm như nước, len lỏi vào trái tim và làm mềm những chai cứng và cay đắng quá. Văn chương gì mà ngọt lịm, thương nhau để đó hay sao, mà sao làm tôi bươn bả, ngỡ ngàng thế này? Quái quỷ anh, quái quỷ!!

Biết sao không, quên mất ngọt ngào là gì rồi… Quá lâu rồi không ở trong vòng tay của một ai, quá lâu rồi không được ôm ai cho đỡ lạnh, hôn vai ai cho đỡ ấm, và nắm tay ai để biết có ai là chỗ dựa… Cô đơn lâu quá thành quen, mà chỉ nhận ra vào những đêm thật lạnh, đến những nơi lãng mạn quá, hay có những thứ mềm mại gợi tôi nhớ tới anh, tới mối tình đầu không hề xứng đáng đó…

Dã man, trao hết niềm tin rồi nhận lại sự bội bạc! Ác ôn quá anh ạ, tôi chỉ là một nấc thang anh chinh phục được, không được thì bỏ lại sau lưng như chưa hề quen biết… Để rồi bây giờ tất cả những gì còn lại là kỉ niệm vụn vỡ, những căm ghét mềm nhũn khi tôi lại trông thấy anh! Dã man!!!

Nói chi cho nhiều, quá khứ phải được bỏ lại sau lưng 🙂 

Chào!

08052014

Standard

Những lúc yếu đuối, giữ cho mình thôi, hông cho ai biết hết, có chút thỏa mãn vậy đó 😛

Campuchia – tháng 4/2014

Standard

Mỗi chuyến đi là một cuộc phiêu lưu, mà ta, biết điểm đầu nhưng mơ hồ về điểm cuối… Những gì ta thấy, những điều ta nghe, cả những vui buồn ghét hận và hỉ nộ ái ố tự thân ta có,… nó xoắn xít và làm nên một hành trình!

1. Những băn khoăn

Campuchia, nghèo, tội nghiệp, siêng năng, hiền hòa. Campuchia yêu quý Đức Vua, tôn trọng truyền thống và sống có cội nguồn. Campuchia như một sự mô phỏng của Việt Nam cách đây 10 năm. Phụ thuộc vào các nước phát triển, cơ sở vật chất kém, phát triển không bền vững, và người dân vẫn đơn sơ, chân chất. Tất nhiên không phải để khẳng định rằng VN ngày nay không còn những tính chất trên, nhưng cảm nhận đó, về một sự phát triển kém một bậc của Cam so với VN, là không thể phủ nhận được.

Đường phố khá sạch, khu phố chính quanh quẩn bên con sông và mấy cây cầu, lát đát vài chiếc tuk tuk, xe tải, xe máy và những chiếc xe đạp chạy qua. Người ít, đường nho nhỏ, người dân chậm rãi đi qua những con đường, thấy bình yên lạ… Cho đến khi chứng kiến những chiếc xe chở 3,4 hay không đội mũ bảo hiểm, những đường cua ngược lại bảng hướng dẫn và cột đèn giao thông, và những thanh niên choi choi phóng nhanh, rườm ga trên những con đường ngoài phố… chợt nhận ra, dân ở đây, cẩn thân khi đi lại, nhường nhịn khi lưu thông, nhưng cũng không thiếu những thành phần ngỗ ngược và thói quen bất chấp luật giao thông kể cả vào ban ngày… Còn một điều nhức nhối nữa, đó chính là sự tiết kiệm.. điện của chính quyền địa phương! Nếu không xét sự an toàn trên hè phố được đa số du khách đồng tình, Campuchia sẽ trở nên cổ xúy cho tệ nạn: đèn đường hiếm hoi, le lói, vô nghĩa! Giao thông vẫn tiếp diễn trong điều kiện thiếu ánh sáng, thật lạ kì.

Vì sao Campuchia lại quá dễ dãi với ngoại tệ là dollar Mĩ? 1USD=4,000 Riels đổi trên thị trường trong khi đó 1USD đổi được hơn 21,000 VND! Quá bất ngờ với một nước nghèo như Campuchia! Sự tràn lan của đồng tiền Mỹ làm chúng mình thấy e ngại thay cho đồng tiền quốc nội của Campuchia. Đồng Riels liệu có ngóc lên nổi trước sự lan tràn ngoại tệ mạnh như Mĩ? Nếu nói nước này (cụ thể ở Siem Reap và Phnom Penh) phụ thuộc vào du lịch ngoài nước để phát triển nền kinh tế thì cũng không thỏa đáng, bởi lẽ chính du khách mới là người cần phải chuyển đổi ngoại tệ thành nội tệ để lưu chuyển khi đến du lịch tại một quốc gia khác! Quá kì lạ với chính sách điều chỉnh tiền tệ của nhà nước Campuchia!

2. Angkor Wat

Là ta một ngày se buốt

Standard

Sài Gòn dạo này trời trở lạnh. Ngồi trong nhà, nhìn qua khung cửa sổ thấy mù mù trên những nóc nhà khung sắt, những tòa nhà lớn nhấp nháy ánh đèn, bỗng thấy thân thương chút xíu xiu. Sài Gòn là nơi trú ẩn tạm thời của những người bạn xa xứ. Từ già đến trẻ, từ miền Bắc xuống miền Tây, từ giàu sang đến nghèo khổ, ai cũng tìm đến miền đất hứa này, hy vọng vào miếng cơm manh áo, vào cái chữ và những cơ hội sống hạnh phúc, đủ đầy hơn. Xác ở đây nhưng hồn vẫn nằm ở nơi người thân yêu ở, quê nhà. Những cuốc điện thoại nhớ thương, những lần trốn học trốn việc về thăm nhà, ngủ với người thân một đêm, rồi mai lại tất tả đi tiếp. Nỗi nhớ thương đong dài qua những con nắng chiều nhạt, những hạt mưa rào thi thoảng ào rơi. Thương Xì phố, nhưng nhớ nhung quê nhà.

Nhưng những nỗi nhớ cũng nhạt dần như những cơn gió đánh rơi những cánh hoa chấm vàng trên những con đường nhỏ xíu xinh xinh. Chúng ẩn mình dưới những muộn phiền của cuộc sống thường nhật, những xáo động tưởng chừng cỏn con nhưng chiếm những phần rất lớn của trí óc. Để rồi lâu thật lâu, những khi yếu lòng, những khi ốm đau, những khi quá mệt mỏi và kiệt quệ, quê nhà là nơi để ta hướng về, để đong đầy những hy vọng về cái tổ ấm ôm ấp và che chở cho ta. Tưởng quên, mà nào có thể không hằng nhớ… Cái gốc cái rễ làm nên những con người sống chân chính. Quên quê hương, là ta khinh thường chính bản ngã và bản chất con người mình. 

Những ánh mắt quê nhìn ta chan hòa, hạt nắng nhỏ đung đưa trên vai ta, cơn gió nhẹ buốt giá thổi bay lọn tóc mai. Đứng ở nơi ta sinh ra và lớn lên, để chúng thấm vào từng xăng ti mét cơ thể và xuýt xoa không ngớt, đầu ta bỗng dưng nhẹ hẫng, trái tim lâng lâng và đôi chân tung tăng cất bước. 

Ta sống vì ngày hôm nay, vì giây phút và khoảnh khắc này. Là đủ, phải không?

Image

 

Nếu có một ngày phải rời xa nơi đây, ta vẫn sẽ ôm ấp những yêu thương thật chặt. Quê nhà ta, nơi ta ở, là tâm hồn và trái tim ta. Ta một lòng hướng về.

Nhân dịp đọc “Lão Tử tinh hoa”

Standard

Đọc “Lão Tử Tinh Hoa” thấy có khá nhiều điểm tương đồng giữa Đạo của Phật Pháp, với chữ Đạo của Tôn Gia.

Biểu tượng của đạo giáo Đạo giáo xuất phát từ sự ra đời của tác phẩm “Đạo đức kinh” của Lão Tử

Theo diễn giải Đạo đức Kinh của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, “Lão Tử là người đầu tiên trong các triết gia Trung Quốc đã dùng chữ Đạo để chỉ cái nguyên lí tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng, không giảm”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Pháo đã nêu rõ, “Xá Lợi Tử! SẮC (vật chất) khôngkhác với KHÔNG, KHÔNG không khác với SẮC (vật chất). SẮC chính là KHÔNG, KHÔNG chính là SẮC, THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC cũng lại như thế. Xá Lợi Tử! Các pháp này không có tướng, không sinh ra cũngkhông bị diệt, không ô nhiễm cũng không thanh tịnh, không tăng cũng không giảm”.

Phật dạy, “Đời là vô thường”. Hạnh phúc đó nhưng chưa chắc nó ở với ta mãi, đau đớn đó chưa chắc sẽ dày vò ta mãi. Lão Tử cũng đề cập khái niệm “vô thường” trong Đạo đức Kinh, “không có một danh từ nào, không có một ý tưởng nào, cũng không có một sự phán đoán về một giá trị nào mà có thể gọi là tuyệt đối cả. Thảy đều tương đối, nghĩa là bao giờ cũng có phần đối đãi của nó, tốt và xấu, thiện và ác, thị và phi, dài và ngắn, cao và thấp,…”. 

Phật dạy, “Đời là bể khổ, Tất cả mọi sự xuất hiện trên thế gian này đều vô thường, đều nằm trong chu kỳ của “sanh, trụ, dị, diệt”, nghĩa là xuất hiện, rồi có mặt một khoảng thời gian, rồi thay đổi, rồi hoại diệt”. 

Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Đông Nam Á lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thiết nghĩ Phật giáo cao minh, Lão Tử bậc thầy luận lý, không dám đưa ra những sự so sánh khập khiễng, đành đưa ra tuyên ngôn của vị cao tăng Thích Chiếu Sáng, như một bài so sánh tham khảo về Đạo đức Kinh của Lão và Phật Pháp nhiệm mầu.

Sài Gòn,

17.01.2014

 

Thương

Standard

tao follow blog của m r á :3

Vẫn cái dáng người dong dỏng cao và gầy gò đấy, Quân dịu dàng ngồi cạnh tôi và khoe nụ cười ngây thơ nhất của cậu ta: “My làm gì ở đây?”

“Ngồi chơi thôi!”, tôi trả lời nhát gừng, tôi không hứng thú với những cậu trai hiền lành, họ chẳng có điều gì thú vị, và quan trọng họ không mang lại cho những đứa con gái chảnh chọe và lắm điều như tôi những gì tôi muốn.

“My có thấy mấy con chim hải sa đang bay về phía cây tắc có không?”

Tôi nhìn về phía Quân chỉ và lắc đầu, “My không thấy gì cả, mắt Quân có vấn đề à?”

Quân vẫn kiên trì nhìn tôi và chỉ về phía mặt trời đang lặn, chân trời vàng ửng nhuộm màu lên mặt biển như cốc cam vắt đậm đặc, “My không nhìn thấy gì…

View original post 939 more words